Cách Phòng Chống Sấm Sét Và Lắp Đặt Cột Thu Lôi Chống Sét.
Thời gian đăng: 30/05/2016 11:30
Hiện tượng sấm sét và thiệt hại do sét gây ra:
Sét là một hiện tượng thiên nhiên thường xuất hiện vào mùa mưa, trong những cơn dông lốc hay các cơn bão. Khi đó tại các đám mây hình thành những nguồn điện tích, những nguồn điện tích này phóng điện với nhau hoặc phóng điện xuống mặt đất tạo thành những tia sét. Nguồn điện từ tia sét có công suất cực kỳ lớn, do đó có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và gia súc, gây thiệt hại cho các công trình, nhà cửa, trang thiết bị khi bị sét đánh trúng.
Để phòng tránh nguy cơ bị sét đánh và giảm thiểu thiệt hại do tia sét gây ra, các công trình cần tính toán lắp đặt hệ thống chống sét để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Đồng thời hướng dẫn người dân có kiến thức về phòng chống sét, tránh sét đánh khi có mưa dông và sấm sét xảy ra.
Lắp đặt cột thu lôi chống sét gồm những thiết bị quan trọng như sau:
1- Kim thu sét
2- Dây dẫn sét.
3- Cọc tiếp địa và dây nối dất.
4- Hộp kiểm tra điện trở.
5- Côt đỡ kim, dây neo và những vật tư phụ khác.
Chức năng của các bộ phận trong hệ thống chống sét:
- Kim thu sét là bộ phận trực tiếp thu sét được lắp đặt trên cột đỡ cao từ 2 đến 5 mét tại vị trí cao nhất của công trình để có phạm vi bảo vệ tốt nhất. Bán kính bảo vệ của kim được tính toán theo công thức hoặc dựa theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất đưa ra. Kim thu sét thường được sử dụng là những thanh kim loại có đầu nhọn hoặc các loại kim thu sét chủ động phát tia tiên đạo sớm (ESE) tùy theo tính toán thiết kế của từng công trình cụ thể. Kim thu sét phải được gắn trên cột đỡ thật chắc chắn không bị đổ gẫy khi có sét đánh hoặc có mưa dông.
- Dây dẫn sét là bộ phận trực tiếp dẫn truyền dòng điện sét từ đầu kim thu sét xuống đất, dây dẫn sét phải đảm bảo đủ tiết diện chịu được dòng sét đi qua và không bị hư hại do tác động của môi trường. Các loại dây dẫn sét thường được sử dụng như cáp đồng trần, thanh đồng hoặc cáp thoát sét chuyên dụng.
- Cọc tiếp đất và dây nối đất là bộ phận rất quan trọng khi trực tiếp tản nhanh dòng điện của sét vào trong đất. Cọc tiếp địa thường được sử dụng là các cọc sắt mạ đồng có đường kính D14 hoặc D16 dài 2,4 mét đóng sâu vào trong đất. Các cọc tiếp địa được nối với nhau bằng dây nối đất như cáp đồng trần hoặc thanh đồng có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50 mm2. Các mối nối thường sử dụng là hàn hóa nhiệt , kẹp tiếp địa chuyên dụng. Khi thi công xong các cọc tiếp địa cần kiểm tra điện trở tiếp đất theo quy đinh, nếu không đạt cần đóng thêm cọc hoặc xử lý bằng hóa chất giảm điện trở.
- Hộp kiểm tra điện trở là bộ phận kết nối trực tiếp trên đường dây dẫn sét để người sử dụng định kỳ đo lại điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét. Theo quy định thì điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn 10 Ohm.
- Cột đỡ kim thu sét thường làm bằng ống sắt tráng kẽm, ống inox có đường kính D42 mm, D60 mm. Được neo bằng cáp lụa khi lắp đặt cột chống sét. Khi thi công hệ thống chống sét các bộ phận có dòng diện sét đi qua phải được kết nối liên tục, chắc chắn từ đầu kim thu sét tới cọc tiếp đất, các vật tư thiết kế và thi công đảm bảo đủ tiết diện và độ bền cao với điều kiện môi trường sử dụng.
Cách phòng chống khi gặp mưa dông sấm sét:
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dông sét. Số ngày dông trên nhiều khu vực khá lớn. Vì vậy thiệt hại do sét là rất lớn, đôi khi ảnh hưởng đến hoạt động Kinh tế - Xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho con người. Sét đánh gây nguy hiểm đến tính mạng con người, gây hỏa hoạn cháy nổ, sụp đổ công trình, hư hỏng các thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị điện, làm gián đoạn thông tin liên lạc...